Những lưu ý khi nuôi cua biển trong thùng nhựa

  • Ngày đăng: 06.05.2022
  • Lượt xem: 622

 

Nuôi cua biển trong thùng nhựa là mô hình được nhiều hộ gia đình chọn lựa với mục đích nâng cao thu nhập cho gia đình. Lý do đơn giản là bởi mô hình này đem lại lợi nhuận và sức sinh trưởng tương đối cao nhưng chi phí bỏ ra khá ít. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi cua biển trong thùng nhựa. Bài viết này liệt kê những điều cần lưu tâm khi có ý định áp dụng mô hình này. 

Đặc tính của cua biển

Để có thể thành công nuôi cua biển trong thùng nhựa, người nuôi cần phải nắm bắt và hiểu rõ đặc điểm, tính chất, thời gian sinh trưởng và các yếu tố liên quan để có thể quản lý và giám sát xem cua có những dấu hiệu bất thường nào không. Từ đó tìm hướng xử lý cho phù hợp.

Nuôi cua biển trong thùng nhựa là mô hình được nhiều hộ gia đình chọn lựa với mục đích nâng cao thu nhập cho gia đình. Lý do đơn giản là bởi mô hình này đem lại lợi nhuận và sức sinh trưởng tương đối cao nhưng chi phí bỏ ra khá ít. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi cua biển trong thùng nhựa. Bài viết này liệt kê những điều cần lưu tâm khi có ý định áp dụng mô hình này.

Người nuôi cần nắm rõ về đặc điểm, tập tính của của biển

 

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của của biển người nuôi cần nắm được:

  • Tuổi thọ trung bình của loài cua biển kéo dài từ 2 - 4 năm 

  • Kích thước cơ thể tối đa từ 19 - 28 cm và trọng lượng từ 1 - 3kg/con

  • Trọng lượng trung bình tăng 20 - 50%/ năm

  • Thông thường với kích thước tương đương nhau thì cua đực sẽ nặng hơn cua cái

Lưu ý khi nuôi cua biển trong thùng nhựa

Khi nuôi cua biển trong thùng nhựa thì công tác quản lý đặc biệt quan trọng. Công tác quản lý là một trong những bước kiểm tra, giám sát quan trọng, then chốt trong việc định hình và phát triển mô hình này. Cần có sự phát hiện kịp thời và theo dõi sát sao để tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

 

Mô hình nuôi cua biển trong thùng nhựa

Mô hình nuôi cua biển trong thùng nhựa

 

  • Quản lý tỷ lệ sống sót và sinh trưởng cua biển một cách thường xuyên.

  • Định kỳ nửa tháng tiến hành kiểm tra trọng lượng và tỉ lệ sống sót để điều chỉnh lại lượng thức ăn cho hợp lý.

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường phải tìm chuyên gia để xin lời khuyên.

  • Nguồn thức ăn đầu vào được quản lý tươi sống, không ôi thiu.

  • Quản lý nguồn nước, độ ẩm, nhiệt độ, pH,.. các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cua biển. 

Chi tiết kỹ thuật nuôi cua biển trong thùng nhựa

Dưới đây sẽ là chi tiết những bước chuẩn bị cơ bản mà bất kỳ ai khi lựa chọn mô hình nuôi cua biển này cũng cần phải biết. Mặc dù đơn giản nhưng nếu vô tình sai sót thì cũng có thể mang đến những hậu quả không lường trước được. Do đó hãy đọc kỹ những công tác chuẩn bị dưới đây nhé.

Trang bị hộp nuôi

Hộp nuôi dùng cho mô hình nuôi cua biển bằng thùng nhựa cần đáp ứng các tiêu chí: 

  • Kích thước phù hợp theo nhu cầu, chắc chắn có thể xếp chồng lên nhau

  • Có hệ thống xử lý và tái sử dụng nước để hạn chế chất thải ra ngoài môi trường

  • Để giảm bớt gánh nặng về vệ sinh, trang bị hệ thống thiết bị lọc cơ học thải bỏ chất thải rắn

  • Trang bị thiết bị làm giảm độc tố ammonia

  • Trang bị thiết bị bổ sung kiểm soát 02, loại bỏ CO2 trong nước

  • Diệt khuẩn bằng tia UV và giám sát chung cho tất cả quy trình

Thùng Composite nuôi thuỷ sản đạt chuẩn

Thùng Composite nuôi thuỷ sản đạt chuẩn

Lưu ý về điều kiện môi trường nuôi

  • Nhiệt độ: 25 - 29 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp cho quá trình tồn tại và sinh trưởng của cua biển.

  • Độ mặn: Gần ngọt đến vùng có độ mặn 33%

  • pH: 7.5 - 9.5

Một số lưu ý về nhiệt độ môi trường nuôi cua biển

Một số lưu ý về nhiệt độ môi trường nuôi cua biển

Chọn giống cua biển chất lượng, khỏe mạnh

Dù tất cả các yếu tố khác đều đạt chuẩn nhưng giống cua kém chất lượng và nhạy cảm thì hiệu quả nuôi cũng sẽ giảm đi. Do đó nên chọn và thu mua cua biển ở các trại giống uy tín, chất lượng. Chọn cua có kích thước đồng đều, màu sắc tươi sáng, đầy đủ các bộ phận

Nguồn thức ăn khi nuôi cua biển trong thùng nhựa

Cua biển là loài ăn tạp các thức ăn như cá, tép, tôm, động vật nhuyễn thể,.. Vì vậy quá trình nuôi cua cần chú ý:

- Tháng nuôi đầu tiên: ăn 4 lần/ ngày lần lượt vào 6h sáng, 10h trưa, 5h chiều và 9h đêm

- Lượng thức ăn vào chiều tối tăng gấp đôi

- Tháng nuôi thứ 2 trở đi cho cua ăn 3 lần tương ứng với 3 buổi trong ngày

Lời kết

Nuôi cua biển trong thùng nhựa làm tăng năng suất đáng kể, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và được đánh giá cao hơn phương thức nuôi thông thường. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và những lưu ý khi bắt tay vào nuôi cua biển.

Nếu có nhu cầu về sản phẩm thùng nhựa nuôi cua biển, bạn hãy liên hệ tới Việt Phát Composite theo số Hotline 0969 883 186. Tại đây, bạn có thể thỏa sức lựa chọn các loại thùng nuôi thuỷ sản composite chất lượng với độ bền cao cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Nhân viên Việt Phát Composite luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình nhất.

 

 

Tin liên quan

Logo

CÔNG TY TNHH COMPOSITE VIỆT PHÁT

 
Văn phòng: Số 10  Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Cầu Đường Phương Trạch, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
ĐT : 0969 883 186
 KD 1 : 0921.112.118 Ms Hien
 KD 2 : 0988.028.456 Ms Tuyet
Email: cuong.vietphat1@gmail.com

 
 
Contact Me on Zalo
Contact info:

Shop 1: Số 10 Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

1
Bạn cần hỗ trợ?