Những kiến thức nuôi cá trong chậu xi măng nhất định phải biết

  • Ngày đăng: 02.04.2022
  • Lượt xem: 3138

Hoạt động nuôi cá từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các ngư dân hay những hộ gia đình chuyên nuôi cá. Bên cạnh việc nuôi cá bằng hồ, ao, thì thời gian gần đây, hình thức nuôi cá trong chậu xi măng cũng dần trở nên phổ biến. Vậy nuôi cá trong chậu xi măng có ưu điểm, hạn chế gì và kỹ thuật nuôi cá trong chậu xi măng ra sao? Đọc ngay bài viết để được Việt Phát Composite giải đáp!

Đặc điểm của chậu xi măng nuôi cá

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá trong chậu xi măng, bạn cần hiểu được đặc điểm cơ bản của hình thức này. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của nuôi cá trong chậu xi măng

Nuôi cá trong chậu xi măng là hình thức sở hữu nhiều ưu điểm

Có thể kể đến một số ưu điểm của phương pháp nuôi cá trong chậu xi măng như:

- Hình thức nuôi cá này khá đơn giản. Người nuôi có thể dễ dàng thiết kế thuỷ sinh trong chậu bằng các loại bèo, cây dưới nước rất dễ tìm kiếm. 

- Vì chậu xi măng thường có diện tích khá lớn nên cá sẽ thuận tiện đẻ trứng, sinh sôi, đồng thời tránh được những loài cá, động vật ăn thịt cá dưới nước. 

- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chậu xi măng nuôi cá với kiểu dáng, kích thước khác nhau nên người nuôi sẽ thuận tiện chọn lựa được loại chậu phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

- Nuôi cá trong chậu xi măng cũng giúp tận dụng tối đa diện tích sân vườn nhỏ hẹp, góp phần gia tăng độ sinh động cho không gian sống của gia đình bạn.

Hạn chế của phương pháp nuôi cá trong chậu xi măng

Bên cạnh những lợi thế, hình thức nuôi cá trong chậu xi măng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

- Vì là nuôi cá trong chậu xi măng nên người nuôi cần đặt chậu cá ở sân, vườn, do đó những gia đình ở thành phố không có sân vườn sẽ không thể áp dụng phương pháp này. Ngoài ra, khi đặt chậu xi măng nuôi cá ở ngoài sân, nếu thời tiết quá nắng nóng hoặc lạnh giá thì người nuôi cần chú ý tìm phương án khắc phục như sử dụng lưới che nắng hay bạt tránh mưa để cá không bị chết.

- Nuôi cá trong chậu xi măng đặt ngoài trời mỗi khi gặp mưa lớn thường gặp tình trạng nước trong chậu dâng cao, dễ khiến cá bơi ra khỏi chậu. Nếu người nuôi chọn nuôi những loài cá quý, đắt tiền thì cần tìm ra biện pháp xử lý.

- Người nuôi cũng cần quan tâm đến vấn đề thuỷ sinh trong chậu xi măng dùng để nuôi cá. Bởi chất liệu của chậu là xi măng nên không thể dễ dàng quan sát xuyên thấu vào bên trong như khi nuôi cá bằng bể thuỷ tinh trong nhà.

Những loại cá có thể nuôi trong chậu xi măng

Mặc dù hình thức nuôi cá trong chậu xi măng ngày càng phổ biến, song không phải ai cũng nắm được danh sách những loại cá có thể nuôi trong chậu xi măng. Vậy nên sau đây Việt Phát Composite sẽ chia sẻ đến bạn danh sách tổng hợp những loài cá phù hợp để nuôi bằng chậu xi măng:

​​

Rất nhiều loài cá có thể nuôi trong chậu xi măng

- Cá rô đồng: Đây là loài cá sống được cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ nên rất dễ nuôi, có giá trị dinh dưỡng cao, ít gặp các loại bệnh về cá và mang lại giá trị kinh tế.

- Cá basa: Tận dụng nuôi cá basa trong chậu xi măng cũng góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình người nuôi. Vì đây là giống cá rất phổ biến tại nước ta, có da trơn, hương vị thịt thơm ngon và được dùng để xuất khẩu nhiều.

- Cá trê: Bạn có thể chọn nuôi cá trê lai, cá trê vàng hay cá trê phi trong chậu xi măng. Loài cá này có khả năng thích ứng rất tốt với những môi trường nước khác nhau, sinh trường nhanh và ít bệnh.

- Cá chép: Cá chép dường như đã quá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường. cá chép thích hợp để nuôi trong môi trường nước có nhiều rong rêu như nuôi bằng hồ hoặc chậu xi măng.

- Cá lóc (cá quả): Loài cá này có khả năng sinh trưởng tốt ngay cả trong môi trường nước ngọt có mật độ oxy thấp, thường sống ở môi trường nước từ 0 - 30m có nhiều rong cỏ và nước đục.

- Cá cảnh: Không ít người cũng chọn nuôi cá cảnh trong chậu xi măng và xem đó như một thú vui điểm tô cho cuộc sống. 

Kỹ thuật nuôi cá trong chậu xi măng

Thiết kế chậu xi măng để nuôi cá

Bước đầu tiên trong quá trình nuôi cá trong chậu xi măng là thiết kế chậu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp, sản xuất chậu xi măng để nuôi cá. Do đó, người dùng có thể dễ dàng chọn mua loại chậu có kích thước, hình dáng theo nhu cầu, sở thích của mình. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người nuôi cá cũng có thể trực tiếp xây, đúc chậu xi măng để nuôi cá mà không cần đi mua.

Thiết kế chậu xi măng nuôi cá là bước quan trọng không thể bỏ qua

Sau khi đã có chậu xi măng, người nuôi cá cần rải một lớp cát dày ở đáy chậu nhằm tạo môi trường đệm lót cho cá, đồng thời giúp cá không bị chết, bị thương khi lao xuống đáy chậu và chịu va đập. Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên thiết kế hệ thống xả thải hợp lý cho chậu, cùng với ống tràn trên miệng chậu phòng trường hợp nước cấp vào chậu bị đầy quá mức cần thiết và cá trôi ra ngoài.

Xử lý bể trước khi thả cá

Nếu chậu xi măng nuôi cá là chậu vừa mới làm xong thì khả năng cao là chậu sẽ còn lớp váng xi măng bám vào, chính vì thế người nuôi cần vệ sinh sạch sẽ chậu để tránh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá. Còn nếu tận dụng nuôi cá trong chậu xi măng đã qua sử dụng, người nuôi cũng nên đánh rửa thật sạch lớp rong rêu còn trong chậu, và tiến hành ngâm nước trong chậu một vài ngày trước khi thả cá vào nuôi.

Xử lý nước nuôi cá trong chậu xi măng

Cần chú ý xử lý nước nuôi cá trong chậu xi măng

Nếu sử dụng nước sinh hoạt sạch của con người để nuôi cá trong chậu xi măng thì người nuôi không cần xử lý mà có thể thả thẳng cá vào nuôi. Tuy nhiên, đối với trường hợp nước chưa được xử lý, người nuôi cần sát trùng nước bằng dung dịch Avaxide 1cc/m3, trong 2 ngày tiếp theo xử lý nước bằng Yucca – zeobio và muối hột theo hướng dẫn sử dụng của chúng.

Thả cá giống vào chậu xi măng để nuôi

Sau khi đã hoàn tất các bước trên, người nuôi sẽ thả cá giống vào chậu xi măng. Yêu cầu đó phải là đàn cá không bị nhiễm bệnh, khoẻ mạnh, đồng đều, có nguồn gốc rõ ràng. 

Về mật độ thả cá, tuỳ theo loài cá đó là cá gì mà người nuôi sẽ tính toán sao cho phù hợp ngay cả khi chúng lớn lên. Chẳng hạn như mật độ thích hợp cho cá lóc là 60 con/m2, cá chép từ 3 - 4 con/m2, hay cá rô từ 20 - 30 con/m2.

Thức ăn cho cá trong chậu xi măng

Hiện nay, nguồn thức ăn cho các loại cá khá đa dạng, cụ thể:

- Nguồn thức ăn chính cho cá: Bao gồm các loài cá tạp, ốc, cua, tôm tạp, giun đất, ếch nhái,... những loại phế phẩm từ nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh hoặc lò mổ. Ngoài ra còn có các loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột và năng lượng cao cho cá như ngô, thóc, ngũ cốc, các loại hạt,...

- Nguồn thức ăn bổ sung cho cá: Bao gồm vitamin, các loại chế phẩm sinh học EM, premix khoáng, men vi sinh,... có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hoá của cá tốt hơn.

Thay nước cho cá nuôi trong chậu xi măng

Thay nước cho cá trong chậu xi măng là hết sức cần thiết

Vì nuôi cá trong chậu xi măng không rộng rãi như ao, hồ nên người nuôi cần chú ý thay nước cho cá thường xuyên nhằm hạn chế bệnh tật cho cá, đồng thời vệ sinh, dọn dẹp thức ăn thừa của cá, các chất cặn bã trong bể để đảm bảo sự trong lành cho môi trường sống của cá cũng như chính con người.

Cụ thể, người nuôi có thể thay nước theo lịch trình như sau: 20 - 25 ngày đầu tiên thay nước từ 2 - 3 ngày/lần. Khoảng 1 tháng sau thay nước mỗi ngày 1 lần vì khi cá sinh sôi và lớn lên sẽ khiến chất thải nhiều hơn. 

Thu hoạch cá nuôi trong chậu xi măng

Trừ trường hợp nuôi cá để làm cảnh, đối với các loài cá khác, người nuôi có thể thu hoạch để dùng làm thực phẩm trực tiếp cho gia đình mình hoặc xuất bán chỉ sau 3 - 4 tháng nuôi (tuỳ vào từng loài cá).

Vừa rồi Việt Phát Composite đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh việc nuôi cá trong chậu xi măng. Hy vọng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn. Ngoài ra, đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!

Và nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị sản xuất, cung cấp chậu nuôi cá uy tín thì hãy đến ngay với chúng tôi nhé! Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối chậu nuôi cá, Việt Phát Composite đã thành công nhận được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, đối tác. Hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH COMPOSITE VIỆT PHÁT

Văn phòng: Số 10  Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Cầu Đường Phương Trạch, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội

ĐT: 0969 883 186

Email: cuong.vietphat1@gmail.com

Tin liên quan

Logo

CÔNG TY TNHH COMPOSITE VIỆT PHÁT

 
Văn phòng: Số 10  Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Cầu Đường Phương Trạch, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
ĐT : 0969 883 186
 KD 1 : 0921.112.118 Ms Hien
 KD 2 : 0988.028.456 Ms Tuyet
Email: cuong.vietphat1@gmail.com

 
 
Contact Me on Zalo
Contact info:

Shop 1: Số 10 Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

1
Bạn cần hỗ trợ?